Chương trình bảo hiểm thất nghiệp đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người lao động, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính khi họ đang trong giai đoạn tìm kiếm việc làm mới. Để có cái nhìn chi tiết hơn về chính sách này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ. >>> [HOT] Tin tuyển dụng: Cộng tác viên viết bài thu nhập hấp dẫn, linh động thời gian làm việc. 1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Bảo hiểm thất nghiệp là một hình thức bảo hiểm mà người lao động có thể tham gia để nhận được một phần hỗ trợ tài chính sau khi mất việc làm. Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013, bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Nhờ vào các chính sách hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp, một số lượng lớn người lao động đã vượt qua khó khăn về mặt kinh tế và đã có thể giải quyết vấn đề việc làm, từ đó tạo ra một nguồn thu nhập ổn định. Điều này đóng góp quan trọng cho sự ổn định của thị trường lao động và đảm bảo an sinh xã hội. >>> Hướng dẫn chi tiết: Thủ tục làm sổ đỏ cần những giấy tờ gì và quy trình ra sao? 2. Ai phải đóng bảo hiểm thất nghiệp? Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: - Người lao động khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như: + Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; + Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; + Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. - Người sử dụng lao động bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. 3. Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp 3.1. Nộp bảo hiểm thất nghiệp cần giấy tờ gì? Theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP), hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các giấy tờ sau: - Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu); - Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ: + Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc. + Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động. + Quyết định thôi việc. + Quyết định sa thải. + Quyết định kỷ luật buộc thôi việc. + Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. + Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. + Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. - Sổ bảo hiểm xã hội. >>> Xem thêm: Gợi ý dịch vụ sang tên sổ đỏ uy tín, tận tâm, làm việc cả thứ Bảy và Chủ nhật tại Hà Nội. 3.2 Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Căn cứ vào khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người lao động có nhu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp sau khi kết thúc hợp đồng lao động phải nộp một bộ hồ sơ đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp trực tiếp tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương trong vòng 3 tháng. Sau 03 tháng, Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ không tiếp nhận thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ được giữ nguyên. 3.3. Thời gian xử lý bảo hiểm thất nghiệp bao lâu? Việc xử lý hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp kéo dài hơn 20 ngày làm việc. Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, nếu hồ sơ được nộp đầy đủ và hợp lệ, Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ kiểm tra và chuyển đến Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để quyết định về việc nhận trợ cấp thất nghiệp trong vòng 20 ngày làm việc. Sau đó, quyết định về việc nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ được gửi đến người lao động. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần đến cơ quan bảo hiểm xã hội để nhận trợ cấp thất nghiệp trong tháng đầu tiên. Hằng tháng, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm để thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo quy định. 4. Đăng ký bảo hiểm thất nghiệp online thế nào? Ngoài việc nộp hồ sơ giấy cho trung tâm dịch vụ việc làm để hưởng trợ cấp thất nghiệp, hiện nay, người lao động sau khi nghỉ việc đã có thể nộp hồ sơ online tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com