Người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc thì giấy phép lao động được coi là cơ sở pháp lý cao nhất đảm bảo điều kiện pháp lý để người lao động có quốc tịch nước ngoài. Gia Hợp xin hướng dẫn thủ tục và hồ sơ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài ở qua bài viết dưới đây. *Cơ sở pháp lý + Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm tại việc tại Việt Nam + Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 A.Các trường hợp xin cấp GPLĐ: + Người lao động được cấp mới giấy phép lao động + Người lao động đã có giấy phép lao động còn hiệu lực, làm việc cho người sử dụng lao động khác, cùng vị trí công việc. + Người lao động chưa từng có giấy phép lao động. + Cấp lại giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động: + Người lao động có giấy phép lao động hết hiệu lực, muốn tiếp tục làm việc cùng vị trí. + Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày. + Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động, trừ các trường hợp đặc biệt. + Trường hợp xin miễn giấy phép lao động (trường hợp không thuộc diện cấp Giấy phép lao động) – Căn cứ theo điều 172, mục 3, Chương 11, bộ luật lao động 2012: Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty TNHH Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần. Người lao động vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ. Người lao động vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật… Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ Tuy nhiên, để được miễn giấy phép lao động, người lao động nước ngoài phải làm hồ sơ xin xác nhận, giải trình với Sở Lao động – Thương binh & Xã hội. B.Các lưu ý quan trọng khi làm giấy phép lao động + Các giấy tờ quan trọng cần chuẩn bị để xin giấy phép lao động: + Công văn chấp thuận tuyển dụng lao động người nước ngoài; + Bằng cấp người lao động ( bằng nghề, cao đẳng, đại học) + Xác nhận kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài hoặc xác nhận chuyên gia ở vị trí tương đương; Lý lịch tư pháp; + Giấy chứng nhận sức khỏe (Tùy từng trường hợp xin Giấy phép lao động mà có yêu cầu từng loại hồ sơ cụ thể). + Các giấy tờ của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. + Ngành học trên bằng cấp và chức vụ công việc trong giấy xác nhận kinh nghiệm nước ngoài phải tương đương với vị trí công việc sắp xin tại Việt Nam. Lý lịch tư pháp Việt Nam hoặc nước ngoài chỉ có thời hạn 6 tháng (tính đến tới thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động) Giấy khám sức khỏe có thời hạn là không vượt quá 6 tháng. Khi nộp hồ sơ, phải chuẩn bị kỹ càng và có sự giải trình hợp lý với cán bộ Nhà nước về hồ sơ của mình.