Tìm hiểu về van bướm và những cấu tạo của van bướm công nghiệp

Chủ đề thuộc danh mục 'Quảng cáo - Dịch vụ' được đăng bởi dungpgtech, 23/3/20.

  1. dungpgtech

    dungpgtech Thành viên cấp 1

    Van bướm là gì, Nguyên lý cấu tạo của Van bướm

    PGTech Việt Nam là nhà phân phối có kinh nghiệm về các loại van bướm nói riêng và van công nghiệp nói chung. Chúng tôi chia sẻ giúp quí bạn hiểu rõ hơn về loại van này.

    Van bướm là gì:

    Van bướm là một trong những loại van công nghiệp có cấu tạo đơn giản hơn nhiều so với các loại van công nghiệp khác, được sử dụng để đóng mở dòng chảy lưu lượng cho những đường ống có kích thước lớn. Cũng bở tính hiệu quả của việc tiết kiệm chi phí mà người ta ưu chuộng lựa chọn loại van này trong thiết kế sử dụng van cho hệ ống nước của họ.

    Có hai loại van bướm đó là Van bướm cơ van bướm điều khiển, còn về việc đóng mở thì có cơ chế hoạt động như nhau.

    Cơ chế hoạt động của van bướm:

    Về cơ chế hoạt động, đó là khi chúng ta tác động lên tay gạt, hoặc tay quay thì chúng ta đã tác động một lực lên trục van và do đó sẽ làm cho cánh bướm trong ống thân van chuyển động xoay theo góc mở khác nhau và dòng chảy lưu lượng cũng chảy qua van là khác nhau. Nếu đóng hoàn toàn thì góc mở là 0 độ, còn khi mở hoàn toàn thì cánh xoay góc 90 độ so với trục chính giữa của van bướm.

    Cấu tạo của van bướm:

    Van bướm có cấu tạo gồm các phân chính sau:

    Thân van: là một vòng kim loại chất liệu bằng kim loại, gang, thép hoặc inox đúc liền, có các lỗ bắt bu lông và mặt bích định vị trí trên đường ống.

    Đĩa van: Hay còn gọi là cánh bướm: cánh van bướm thường được làm bằng gang, gang dẻo, thép, inox. Đĩa van có thể định vị các góc mở khác nhau để giúp cho van có thể điều tiết được lưu chất trong đường ống.

    Bồ phận làm kín của van bướm: còn được gọi là gioăng làm kín thường được làm bằng cao su PDFE, TEFLON. Bộ phận tay gạt hoặc tay quay dùng để tác động tạo ra góc mở khác nhau đóng hoặc mở một phần hay hoàn toàn.Ngoài ra còn có các bộ phận như trục, bánh răng định vị, bu lông…

    Thường van bướm tay gạt có đường kín từ DN50 tới DN250 còn van bướm tay quay thì có đường kính từ DN100 tới DN600 trở lên.

    Van bướm điều khiển có hai loại đó là van bướm điều khiển bằng điện van bướm điều khiển bằng khí nén. Các loại van này đều có động cơ điều chỉnh cho van, dùng điện hoặc khí nén để tạo ra lực ở bộ phận truyền động actuators.

    Trong hệ cơ điện thì hệ đường ống cần có các phụ kiện đường ống để lắp đặt theo các nhánh khác nhau và thu từ đường ống to tới đường ống nhỏ hơn và người ta cũng sử dụng các loại van khác nhau thì lúc này người ta có sử dụng Van bi, Van cổng, Van cầu, Van một chiều, Van chân,…để phục vụ cho các mục đích sử dụng của ứng dụng.

    Hãy liên hệ với PGTech để có thêm thông tin về sản phẩm

    PGTECH COMPANY LIMITED - NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

    VPGD: Tầng 19, Phòng 19.07, Tòa Nhà C14-CT2, Bắc Hà, Bộ Công An, Đường Tố Hữu, Nam Từ Liêm, HN.

    Điện thoại: +84-4-7302 3588/ Fax: +84-4-7302 3589 Hotline: 0962 875 986 /0962 160 126

    E-mail: info@pgtech.com.vn Phòng KD sales@pgtech.com.vn

    Website: www.pgtech.com.vn Giao hàng toàn Quốc và Các Nước trong Khu Vực
     

Ủng hộ diễn đàn