Tin ieuro2020: HLV Dương Đức Thuỷ: ‘VĐV Việt Nam không dại dột dùng doping’

Chủ đề thuộc danh mục 'Mẹo vặt' được đăng bởi tineuro2021, 20/9/22.

  1. tineuro2021

    tineuro2021 Thành viên cấp 1

    Theo cựu Trưởng bộ môn điền kinh (Vụ thể thao thành tích cao I), VĐV Việt Nam dính doping ở SEA Games 31 có thể do thiếu hiểu biết chứ không dại dột đến mức cố tình.

    - Kết quả xét nghiệm mẫu A ghi nhận ít nhất sáu VĐV của Việt Nam dương tính với chất cấm ở SEA Games 31, trong đó có hai VĐV điền kinh nổi tiếng. Ông đánh giá thế nào về việc này?

    - Tôi rất bất ngờ, nhất là khi nó liên quan đến VĐV giành HC vàng và HC bạc ở SEA Games vừa qua. Tôi đã rà lại để đoán xem đó là ai, nhưng rất khó. Ở cự ly dài là những VĐV nổi tiếng chăm chỉ, rèn luyện cực khổ để đạt thành tích cao nhiều năm nay. Ở tổ cự ly ngắn cũng thế. Từ nhiều năm qua Việt Nam độc bá các nội dung 100m, 200m... tại Đông Nam Á, đâu cần dùng doping để giành huy chương.

    - Vậy theo ông, nguyên nhân nào khiến các VĐV Việt Nam có thể dính doping?

    - Theo tôi, khó có khả năng VĐV Việt Nam chủ động. Họ đều biết nếu giành HC vàng thì chắc chắn bị kiểm tra doping, họ đâu ngu dại mà dính vào. Do đó, rất có thể các VĐV này đã vô tình, ví dụ như ốm đau nên tự ra ngoài mua thuốc điều trị. Trong thuốc kháng sinh có rất nhiều yếu tố có thể dính tới doping. Thậm chí, nếu dùng thuốc bổ mà không để ý cũng có thể có chất cấm.

    Theo quy định, trước và trong thời gian đấu giải, VĐV phải tuân thủ quy tắc dùng thuốc của đội ngũ y tế. Ốm đau, sử dụng thuốc gì hay uống thuốc bổ nào đều phải qua bộ phận chuyên trách đánh giá. Nhưng ở Việt Nam, nhiều người có thói quen tự mua kháng sinh về sử dụng khi nhức đầu, sổ mũi... Hiểu biết về doping của VĐV vốn hạn chế. Tôi nói thật, trình độ dùng doping của Việt Nam không có đâu. Các chất đó rất hiếm khi lưu hành ở Việt Nam, đưa cho VĐV cũng không biết dùng thế nào. Y học thể thao của Việt Nam còn thiếu thốn. VĐV chấn thương còn thiếu bác sĩ điều trị, chưa nói đến chuyên môn doping.

    Xem thêm: Video bóng đá

    Việc được xét nghiệm doping trước khi dự giải đấu lớn có lẽ là cách tốt nhất để bảo vệ VĐV. Ví dụ như đội tuyển thể hình trước khi dự SEA Games đã xét nghiệm, có sáu người dính và bị loại ngay. Tôi cho rằng cách làm này rất hay, nhưng chi phí là rào cản lớn.

    - Sau khi mẫu A dương tính, VĐV có quyền dùng mẫu B xét nghiệm. Ông đánh giá thế nào về cơ hội "lật ngược thế cờ" của Việt Nam?

    - Nói thực, mẫu A mà dương tính thì mẫu B khó thoát. Vì cùng từ một lọ xét nghiệm tách ra. Theo quy trình chuẩn của Tổ chức Phòng chống Doping Thế giới WADA, sau khi thi đấu xong, VĐV nào được chỉ định kiểm tra doping phải tự tay thực hiện. Họ sẽ tự lấy mẫu nước tiểu, tách làm hai lọ, niêm phong, dãn nhãn và ghi tên. Bên kiểm tra doping sẽ giám sát kỹ lưỡng, thậm chí theo vào để chứng kiến việc lấy nước tiểu, nhưng VĐV phải tự tay làm tất cả các quy trình để đảm bảo không có tác động bên ngoài.

    Nếu mẫu A dương tính, VĐV có quyền yêu cầu xét nghiệm mẫu B nhưng phải tự chi trả phí, tự giám sát quá trình mở mẫu, có thể đổi phòng xét nghiệm. Kết quả mẫu B là kết quả cuối cùng nhưng thường rất khó có sai số.

    Hiện, chưa có kết luận cuối cùng từ WADA về việc VĐV Việt Nam dính doping. Nếu dính, VĐV sẽ đối mặt nhiều hình phạt, từ tước huy chương, phạt tiền, cấm thi đấu trong thời gian nhất định. Nhưng theo tôi, nặng nhất là hình ảnh và danh dự của nền thể thao bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trường hợp của thể thao Nga những năm qua là sự việc đau lòng.
     

Ủng hộ diễn đàn