Xem thêm: https://ieuro2020.com/keo-chap-dong-banh-nua-trai-la-gi (Tin thể thao) - Hàng chục máy tạo tuyết và hàng trăm máy thổi tuyết đang được Trung Quốc sử dụng để tạo ra tuyết giả (tuyết nhân tạo), phục vụ Olympic mùa đông 2022. Nhiều tuần trước khi những vận động viên trượt tuyết giỏi nhất thế giới đổ bộ xuống Trương Gia Khẩu, địa điểm chính của Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022, hàng chục cỗ máy đang ngày đêm tạo tuyết rơi để che phủ những ngọn núi mà các vận động viên sẽ tranh tài. Tuyết nhân tạo đã trở thành thứ không thể thiếu của các kỳ Thế vận hội mùa đông, khi biến đổi khí hậu làm giảm số lượng các quốc gia có đủ lượng tuyết rơi tự nhiên để tổ chức sự kiện này. Tuy nhiên, Thế vận hội mùa đông 2022 ở Trung Quốc sẽ đánh dấu lần đầu tiên các vận động viên thi đấu hoàn toàn trên tuyết nhân tạo. Thời tiết ở Trương Gia Khẩu đang ở mức lý tưởng để tạo tuyết (dưới 10 độ C), nhưng khô. Trung bình mỗi mùa đông, khu vực này chỉ đạt 7,9mm lượng mưa. Bề dày của tuyết tại đây được cho là chưa đạt mức 13 feet (gần 4m) để thiết lập các đường đua trên núi. Hiện các máy tạo tuyết và thổi tuyết đang nỗ lực tạo ra 1,2 triệu m3 tuyết để phục vụ các môn thi ngoài trởi của các VĐV. Nhưng nên biết rằng, tuyết nhân tạo không thực sự là tuyết. Nó là nước được thổi qua các vòi phun, vỡ thành những giọt cực nhỏ và sau đó đóng băng, nên cấu tạo khác với tuyết tự nhiên. Việc tạo tuyết ở Trương Gia Khẩu cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước trong khu vực, vốn đã bị xếp vào nhóm tệ nhất cả nước. Thời tiết khô đồng nghĩa với việc một lượng nước đáng kể có xu hướng bị mất đi do bốc hơi và gió mạnh trong quá trình tạo tuyết. Một báo cáo cho hay Trung Quốc sẽ cần hơn 49 triệu ga-lông (180 triệu lít) nước để hoàn toàn mục tiêu tạo tuyết nhân tạo cho cả kỳ Olympic. Riêng ở môn trượt tuyết, Trung Quốc có thể cần tới 2 triệu ga-lông nước, đủ lấp đầy 800 bể bơi cỡ Olympic, để tạo ra đủ tuyết nhân tạo bao phủ các đường trượt. 10% lượng nước tiêu thụ ở Sùng Lễ, một huyện của Trương Gia Khẩu, sẽ được dùng để tạo tuyết. Theo Jim Steenburgh, giáo sư khoa học khí quyển tại Đại học Utah, tuyết giả có hàm lượng nước nhiều hơn nên có mật độ cao và có xu hướng bền, rất tốt cho các cuộc đua trượt tuyết. Trong khi đó, một số VĐV lại cho rằng tuyết giả mang tính băng nhiều hơn nên khiến tốc độ nhanh hơn, qua đó gây nguy hiểm hơn, bên cạnh đó còn là cảm giác “như rơi trên bê tông” khi va chạm.