Toà Cửu Long

Chủ đề thuộc danh mục 'Bán' được đăng bởi hungtq8, 23/11/20.

  1. hungtq8

    hungtq8 Thành viên cấp 1

    Toà Cửu Long tức là toà thờ tượng Đức Phật Thích Ca sơ sinh một tay chỉ lên trời một tay chỉ xuống đất
    xung quanh có chín con rồng lượn trong đám mây, có các vị Bồ Tát và chư Thiên cử nhạc để cúng dàng Đức Phật dáng sinh.
    Tòa cửu long được chế tạo rất cầu kỳ, công phu thành hình vòng cung 3 tầng và trụ đỡ thẳng đứng sau lưng theo dáng uốn lượn của 9 con rồng giữa những đám mây và 36 tượng phật nhỏ đặt xen kẽ và đối xứng trên các đầu rồng và thân rồng. Chính giữa đặt một pho tượng phật thích ca sơ sinh. Tòa Cửu Long thường đặt ngay sau hương án chính, ở tầng thấp nhất, bên dưới các bộ tam tôn.

    [​IMG]



    Ở Việt Nam, hình tượng này được tạo thành một tòa gọi là Cửu Long, có 9 đầu rồng hiện ra xung quanh tượng Thích Ca Sơ Sinh. Tùy chùa mà tòa Cửu Long to hay nhỏ, cầu kì hay không. Tòa lớn thì đủ 9 rồng, vô số thần thánh, chư phật ở xung quanh. Chùa nhỏ thì sơ sài đơn giản. Tòa Cửu Long thường đặt ngay sau hương án chính, ở tầng thấp nhất, bên dưới các bộ Tam tôn.

    Tượng phật thích ca sơ sinh đã phát triển lên thành Toà Cửu Long, diễn tả sinh động và đầy đủ truyền thuyết đản sinh, lấy cây vô ưu làm bối cảnh, cùng với bầu trời đan bởi chín con rồng phun nước, Đế Thích, Phạm Thiên cùng các Thiên thần dâng hoa ca múa chào mừng. Toà Cửu Long là cả một quần thể gồm rất nhiều pho tượng đặt trong sự phối cảnh phức hợp. Nội dung cốt lõi của tác phẩm phải diễn tả thấu triệt ý nghĩa thăng diệu của sự kiện Đản sinh. Bối cảnh lấy trời đất vũ trụ bao bọc, đồng thời làm nền tôn cao chân Ngã Như Lai. Phật là biểu tượng của cả Vô Tướng và Thực Tướng. Cũng có thể hiểu chữ Ngã trong câu nói “Thiên Thượng Thiên Hạ duy Ngã độc tôn” của Thích Ca theo tinh thần lời thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật ở vườn Lộc Uyển về Tứ Thánh đế và Bát Chính đạo. Con người sinh ra trên thế gian đều chịu khổ, cả về thể chất và tinh thần. Nguồn gốc của sự khổ đó là sự ham muốn quyền lực, ham vui, ham sống. Muốn trừ sự khổ đó thì chỉ có tự mình giải thoát cho mình thôi. Chỉ có theo tám con đường chính (Bát chính đạo) mà Phật với tư cách là Người giác ngộ, bậc Đạo sư, đã vạch ra mới tự giải thoát được. Chữ Ngã ở đây có thể hiểu là cái Ta Giác Ngộ. Nếu mọi chúng sinh nếu thấu hiểu được Tứ Diệu đế và thực hiện được Bát Chính đạo thì đều trở thành cái Ta Giác Ngộ, cái Ngã Vô Tướng – Thực Tướng, mới đáng là độc tôn giữa trời đất, trong mọi cõi trời.
     

Ủng hộ diễn đàn