Top 4 Thiết Kế Máy Rửa Bát Phổ Biến Và Chất Liệu Cấu Tạo

Chủ đề thuộc danh mục 'Linh kiện phụ kiện' được đăng bởi Home, 28/6/23.

  1. Home

    Home Thành viên cấp 1

    Thiết kế máy rửa bát là một vấn đề đáng được quan tâm bởi vì đối với nhiều khách hàng chưa có thời gian hoặc cơ hội nhìn thấy và trải nghiệm các loại máy rửa bát, cho nên việc cảm nhận sâu sắc về máy còn nhiều hạn chế. Bài viết này HomeStory sẽ giúp quý khách tìm hiểu rõ hơn về thiết kế máy rửa bát.

    Top 4 thiết kế máy rửa bát thường gặp
    Thiết kế máy rửa bát nhỏ mini thông dụng
    • Là một loại máy rửa chén nhỏ gọn, thường có chiều cao khoảng 40-45 cm, Rộng từ 30-35cm có dung tích rửa dưới 6 bộ chén đĩa châu Âu.
    • Do có kích thước nhỏ xinh nên máy thường đặt trên bàn bếp cạnh bồn rửa để tiện cho việc gạt thức ăn thừa, xếp chén đĩa khô lên giá đỡ.
    • Nếu gia đình bạn đã có tủ bếp đang dùng, không muốn mất thời gian và chi phí để sửa chữa, cải tạo lại không gian bếp, gia đình ít thành viên, hoặc có diện tích nhỏ hẹp thì máy rửa bát mini là lựa chọn lý tưởng
    • Tuy có kích thước nhỏ nhưng nhiều model máy vẫn tích hợp đầy đủ chức năng rửa và sấy vượt trội. Trong đó, phải kế nói đến HMH.SKS62E32EU Serie 4 của hãng Bosch lừng danh và Eurosun STB50E06EU 5 bộ nhỏ xinh.
    • Ưu điểm nổi bật của dòng máy rửa bát mini là kích thước nhỏ, không mất nhiều diện tích, dễ chọn vị trí lắp đặt. Tuy nhiên, do có dung tích nhỏ nên máy thưởng không rửa được dụng cụ có kích thước lớn.
    Thiết kế máy rửa bát độc lập
    • Máy rửa bát độc lập thường được nhiều gia đình lựa chọn và là mẫu được thiết kế nhiều nhất trong tất cả các hãng sản xuất.
    • Với gia đình đã có tủ bếp sẵn, không muốn thay đổi cấu trúc không gian tủ bếp thì sẽ lựa chọn dòng máy độc lập để có thể đặt bất cứ đâu trên mặt sàn sao cho tiện sử dụng nhất.
    • Dung tích máy thường từ 8 bộ trở lên, để rửa được nhiều chén đĩa và dụng cụ nấu nướng bạn nên chọn máy từ 10 bộ trở lên kết hợp 2-3 giàn rửa.
    • Kích thước tiêu chuẩn thường là: Ngang 600 mm x Cao 850 mm x Sâu 600 mm. Hầu hết các máy rửa bát hiện đại ngày nay đều được trang bị công suất lớn, khả năng tiết kiệm điện nước tối ưu cùng nhiều tính năng hiện đại giúp chén đĩa sạch bong, sáng bóng, diệt khuẩn lên đến 99.9%.
    • Vị trí thường đặt máy rửa bát độc lập là cạnh tủ bếp, gần bồn rửa để thuận tiện cho việc gạt bỏ đồ ăn thừa, dễ bố trí đường ống nước vào/ xả nước.
    Thiết kế máy rửa bát âm tủ toàn phần
    Về cơ bản, máy rửa bát âm tủ hay độc lập thì đều có khoang rửa lớn, công suất hoạt động mạnh mẽ, thiết kế đẹp mắt. Với cùng mục đích là rửa đồ dùng sạch sẽ, diệt khuẩn cao và tiết kiệm điện nước.

    Hãy tìm hiểu thêm đặc điểm của thiết kế máy rửa bát âm tủ toàn phần nhé:

    • Máy rửa bát âm tủ toàn phần hay máy rửa bát tích hợp tủ là loại máy được thiết kế để lắp đặt trong tủ bếp giúp tiết kiệm và đồng bộ không gian bếp.
    Tủ bếp hiện đại ngày nay được tích hợp nhiều thiết bị thông minh như: máy rửa chén, lò nướng, lò vi sóng vừa giúp tiết kiệm thời gian nấu nướng dọn dẹp, vừa mang đến một phong cách hiện đại, sang trọng, trẻ trung.

    • Máy rửa bát âm tủ toàn phần thường có kiểu dáng sang trọng, mặt trước thiết kế để hài hoà với tủ bếp và các thiết bị khác trong bếp.
    • Bảng điều khiển điện tử thường đặt trên mặt cánh tủ.
    • Máy rửa bát âm tủ toàn phần thường có kích thước lớn hơn so với các loại máy rửa bát khác và cần được lắp đặt chính xác để đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn sử dụng.
    • Không chỉ giúp tối ưu hoá không gian bếp và tạo ra không gian sang trọng, tiện nghi hầu hết các máy rửa bát âm tủ đều tích hợp những công nghệ và tính năng hiện đại nhất. Thiết kế máy rửa bát thông minh sẽ giúp tối ưu, và tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian nội trợ.
    Thiết kế máy rửa bát âm tủ bán phần (bán âm)
    • Thiết kế máy rửa bát âm tủ bán phần tương tự như âm tủ toàn phần, tuy nhiên mặt điều khiển được đặt phía trước phía dưới mặt đá.
    • Mặt trước thiết kế máy rửa chén âm tủ bán phần chia làm 2 phần, 1 phần dành cho bảng điều khiển, phần lớn còn lại dành cho vật liệu ốp phía trước cùng với vật liệu tủ.
    • Phần cánh cửa của máy có thể thiết kế đóng cách bảo bệ với màu sắc và chất liệu đồng bộ với tủ bếp. Do đó tăng sự đồng bộ và tính thẩm mỹ cho không gian.
    • Cũng giống như thiết kế máy rửa bát âm tủ toàn phần, máy âm tủ bán phần phải được thiết kế vị trí lắp đặt đồng bộ ngay từ đầu. Vì thế đòi hỏi bạn phải lên kế hoạch, tính toán kích thước, vị trí lắp đặt. Cách đi đường điện, đường nước… để lựa chọn model máy phù hợp.
    • Nếu bạn đang tham khảo cách chọn máy rửa bát theo thiết kế bếp sang trọng thì máy âm tủ sẽ là trợ thủ đặc lực cho bạn.
    Các chất liệu thường dùng để thiết kế máy rửa bát
    Thép không gỉ
    Trước hãy tìm hiểu thêm thông tin về vật liệu này nhé!

    • Thép không gỉ hay còn gọi là inox. là một loại hợp kim có tính năng chống ăn mòn cao không bị rỉ sét hoặc bị ảnh hưởng bởi các tác nhân oxy hoá.
    • Thành phân cấu tạo của thép không gỉ gồm: Crom(Cr), Mangan (Mn), Sillicon (S) và Carbon (C). Trong đó lượng Crom chiếm tỉ lệ lớn nhất từ 10 đến 30%.
    • Thép không gỉ có khả năng chống chịu môn trường ăn mòn và ảnh hưởng cảu các hoá chất như axit, kiềm và muối nên được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, y tế, hoá chất, dược phẩm, xây dựng, chế tạo máy.
    • Trong đó bao gồm các thiết bị nhà bếp thông minh như: máy rửa bát, lò nướng, lò vi sóng, xoong nồi…
    • Đây là chất liệu tạo nên sự sang trọng, dễ lau chùi và sáng bóng lâu dài, không bạc màu theo thời gian.
    • Ưu điểm của thiết kế máy rửa chén thép không gỉ là sự trầy xước vô cùng hạn chế, không để lại dấu vân tay, độ bám bẩn ít. Nên rất được lòng người tiêu dùng.
    • Các thiết kế máy rửa bát độc lập thường sử dụng vật liệu này để hoàn thiện bề mặt sản phẩm.
    [​IMG]
    Thiết kế máy rửa chén
    Thép tráng men
    Hãy tìm hiểu thông tin cơ bản về vật liệu này nhé

    • Thép tráng men là một loại vật liệu thép được tráng một lớp men (thường là men kẽm) để tăng độ bền, chống ăn mòn và taọ độ bóng bề mặt.
    • Quá trình tráng men thường được thực hiện bằng cách đưa tấm thép qua một hồ chứa dung dịch men nóng chảy, sau đó tấm thép được lấy ra và làm mát để dung dịch men khô lại trên bề mặt thép
    • Thép tráng men được ứng dụng nhiều trong sản xuất các sản phẩm kim loại như tấm lợp, tôn, ống thép, các thiết bị điện tử… các môi trường cần độ bền cao, có tính ăn mòn cao.
    • Loại vật liệu này mang đến bề mặt nhẵn bóng vô cùng cao cấp. Đồng thời các vết dầu mỡ hay bám bẩn cũng dễ dàng lau chùi với khăn ẩm.
    Để tăng độ bền cho thiết bị làm từ thép tráng men, chúng ta cần tuân thủ các hướng dẫn sau:

    • Giữ bề mặt luôn khô ráo, sạch sẽ. Ướt hoặc chất bẩn sẽ làm giảm độ bền và độ bóng của bề mặt sẽ bị giảm.
    • Tránh để thiết bị tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao, có tính ăn mòn hoặc hoá chất mạnh.
    • Với thiết bị đã rỉ sét nhỏ, cần tẩy vết gỉ sét để tránh bị lan rộng. Sau đó lau khô lại bề mặt.
    • Đối với thiết kế máy rửa bát thường ít sử dụng chất liệu thép tráng men hơn inox.
    Kính cường lực
    Một số thiết kế máy rửa bát sử dụng kính cường lực để hoàn thiện sản phẩm

    • Kính cường lực có độ bền cao, được sản xuất thông qua quá trình chịu nhiệt và áp suất lớn để tăng độ cứng và độ bền cho nó.
    • Kính cường lực được ứng dụng nhiều trong đời sống các các ngành công nghiệp như và cửa, vách ngăn, cầu thang cho đến các thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính, thiết bị gia dụng như: Máy rửa chén, lò nướng, lò vi sóng, máy giặt…
    • Khi va chạm mạnh, kính sé vỡ thành các mảnh nhỏ giảm nguy cơ gây thương tích cao cho người dụng
    • Đây cũng là là vật liệu thường gặp ở bề mặt máy rửa bát, kính cường lực trong giúp quan sát quá trình hoạt động của máy thuận tiện hơn. Dễ lau chùi và làm sạch, hạn chế trầy xước, độ chịu lực và tính thẩm mỹ cao.
    Tư vấn lựa chọn thiết kế máy rửa bát phù hợp cho căn nhà của bạn
    Để lựa chọn một thiết kế máy rửa bát thích hợp phải dựa trên nhiều yếu tố, bạn có thể cân nhắc một vài gợi ý chúng tôi đề cập dưới đây:

    1. Thiết kế máy rửa bát: Phải phù hợp với không gian bếp.
    • Với không gian nhỏ, nhu cầu sử dụng ít thì một chiếc máy rửa chén mini lựa chọn hàng đầu.
    • Bạn đã có sẵn tủ bếp, không muốn thay đổi cấu trúc hay kích thước tủ. Dễ dàng cho việc di chuyển nếu phải chuyển chỗ ở thì nên chọn dòng máy rửa chén độc lập.
    • Bạn đang lên kế hoạch làm tủ bếp mới có thể lên kế hoạch, tính toán kích thước, vị trí lắp đặt để chọn cho gia đình mình dòng máy âm tủ hay bán âm tủ. Vừa đồng nhất với không gian, tiện nghi hiện đại và tiết kiệm diện tích.
    • Bạn yêu phong cách hiện đại với thiết kế bếp từ acrylic hay sự trẻ trung của gỗ công nghiệp hãy chọn máy bán âm.
    • Với tủ bếp từ các dòng gỗ tự nhiên thì máy âm tủ toàn phần là lựa chọn phù hợp nhất.
    2. Nhu cầu sử dụng: Dựa vào số chén đĩa cần rửa mỗi lần để chọn dung tích máy cho phù hợp.

    3. Công nghệ và tính năng của máy. Những dòng máy mới thì tích hợp ngày càng nhiều tính năng hiện đại, trang bị công suất rửa mạnh mẽ để rửa nhanh, diệt khuẩn tối đa và tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

    Bạn cũng nên chọn máy đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: Bosch, Tomate, Spelier, Hafele… để có chế độ bảo hành chính hãng và chính sách bán hàng minh bạch.

    Kết luận
    Hi vọng với những phân tích trên đây của chúng tôi đã giúp bạn có một cái nhìn tổng thể để lựa chọn cho gia đình mình một thiết kế máy rửa bát phù hợp.
    Để tham khảo thêm các sản phẩm máy rửa bát, các thiết bị nhà bếp thông minh bạn có thể truy cập tại Nội Thật HomeStory.

    Ngoài ra bạn muốn được tư vấn thêm về các yếu tố kỹ thuật, tính thẩm mỹ cùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn hãy liên hệ với bộ phận tư vấn HomeStory qua Zalo OA. Chi tiết liên hệ qua hotline 0911028338 dderd được hỗ trợ.
     

    Xem thêm các chủ đề cùng chuyên mục

Ủng hộ diễn đàn