Gần đến dịp Tết Nguyên đán, trên các mạng xã hội xuất hiện thông tin về việc bày bán "cây tiền thần tài" được trang trí bằng tiền thật với các mệnh giá khác nhau. Liệu việc sử dụng tiền thật để trang trí cây tiền thần tài có bị xử phạt theo quy định không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! >>> Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà, tuyệt đối đừng bỏ lỡ! 1. Dùng tiền thật trang trí cây tiền thần tài có bị phạt không? Điều 23 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định các hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ tiền Việt Nam. Cụ thể: - Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả. - Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật. - Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành. - Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền Việt Nam nghiêm cấm hành vi hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, Quyết định này sẽ hết hiệu lực từ ngày 02/02/2024 và bị thay thế bởi Nghị định 87/2023/NĐ-CP. Trong đó, Nghị định này có giải thích việc hủy hoại tiền Việt Nam tại khoản 3 Điều 3 như sau: 3. Hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật là hành vi cố ý làm rách nát, hư hỏng, biến dạng tiền Việt Nam. >>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tính phí công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô siêu đơn giản, dễ hiểu Như vậy, trường hợp dùng tiền thật để trang trí mà cố ý gấp, cắt làm cho tiền bị rách, hư hỏng hoặc tiền không thể sử dụng được sau khi trang trí thì bị xem là hành vi hủy hoại tiền và vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tiền Việt Nam. Ngược lại, nếu chỉ dùng tiền thật để trang trí cây tiền thần tài mà không làm rách, hỏng, biến dạng tiền thì không bị coi là hủy hoại tiền và không vi phạm pháp luật. 2. Có được mua bán cây được trang trí bằng tiền thật không? Theo Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg, hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào cũng là một trong các hành vi bị cấm. Tuy nhiên, tại Quyết định này, Thủ tướng không có định nghĩa cũng như liệt kê các hành vi bị coi là hủy hoại tiền. Từ 02/02/2024, Chính phủ đã liệt kê các hành vi bị coi là hủy hoại tiền gồm: Cố ý làm rách nát, hư hỏng, biến dạng tiền Việt Nam. >>> Xem thêm: Tổng hợp danh sách các văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật tại Hà Nội Do đó, có thể thấy, tiền cũng được coi là một loại tài sản và khi người dân mua bán cây được trang trí bằng tiền thật mà số tiền này không bị hư hỏng thì hoàn toàn được phép bởi pháp luật không cấm trường hợp này. Ngược lại, nếu mua bán cây được trang trí bằng tiền thật nhưng số tiền được sử dụng để trang trí lại bị hư hỏng do hành vi hủy hoại tiền Việt Nam thì đây chính là hành vi vi phạm pháp luật, người thực hiện có thể bị phạt về hành vi này. >>> Xem thêm: Hủy bỏ hợp đồng ủy quyền là gì? Phí công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền mới nhất là bao nhiêu? Như vậy, trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Trang trí "cây tiền thần tài" bằng tiền thật có phạm luật không? và có được đứng tên trên sổ đỏ, sổ hồng không. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com