Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh? Theo một bài báo của L. Lloyd Morgan, chuyên viên Khoa học cấp cao của Environmental Health Trust, chỉ ra rằng, trẻ em có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nhiều hơn người lớn khi tiếp xúc với sóng điện thoại. Họ đã xem xét những nghiên cứu về bức xạ sóng điện thoại của chính phủ từ năm 2009 đến 2014 và đưa ra kết quả, trẻ em, trẻ sơ sinh có nguy cơ bị tổn thương cao do bức xạ điện từ từ các thiết bị không dây. Ngày nay, việc dùng điện thoại phổ biến đến mức, các sản phụ ngay khi sinh con đã vội cầm điện thoại để “check in”, thông báo tin vui đến gia đình, họ hàng, bạn bè… Nhưng họ không hề biết rằng tác hại của việc sử dụng điện thoại khi em bé đang nằm bên cạnh có tác hại khủng khiếp như thế nào. Sóng điện thoại di động tuy nhỏ hơn sóng lò vi ba nhưng khi áp sát vào tai cũng tác động vào não theo cơ chế tương tự, ảnh hưởng đến các mô trong não. Cơ thể trẻ chưa trưởng thành, do đó nên tránh cho trẻ tiếp xúc với điện thoại vì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và cấu trúc gen. Đặc biệt trong những tháng đầu đời, khi cơ thể trẻ sơ sinh còn rất yếu và đang từng bước làm quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ, thì bức xạ điện thoại càng gây hại nhiều hơn. Việc để trẻ liên tục tiếp xúc với sóng điện thoại trong phạm vi gần khiến trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc, kém thông minh. Tiến sĩ Martin Blank từ Khoa sinh lý và sóng di động sinh lý học tại Đại học Colombia đã cùng khoảng 100 nhà khoa học khác trên khắp thế giới đang khẩn cầu Liên Hợp Quốc cảnh báo về sự nguy hiểm của những thiết bị phát ra điện từ như smartphone (điện thoại di động thông minh) và Wi-Fi, đặc biệt là tác hại của chúng lên phụ nữ và trẻ em. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng bức xạ từ điện thoại di động và các thiết bị như máy tính bảng có thể gây ra ung thư. Bạn có biết Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) đã xếp tần số vô tuyến (gồm cả những gì từ điện thoại di động) vào nhóm những tác nhân gây ung thư vào năm 2011.