Trước khi cưới, các cặp đôi phải xem xét nhiều yếu tố mới có thể tiến tới được hôn nhân. Vậy, thì cần phải lưu ý những điều gì trước khi bước vào thời kì hôn nhân? Pháp luật quy định về những vấn đề này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! >>>> Xem thêm: Luật mới nhất 2023 các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng 1. Không kết hôn với người chưa đủ tuổi Tình yêu có thể bất chấp tuổi tác. Nhưng việc kết hôn thì không! Theo quy định tại Điều 8 của Luật, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Do đó, khi chọn vợ, chọn chồng cần tìm hiểu kỹ về độ tuổi của đối tượng. Việc kết hôn với người dưới độ tuổi quy định có thể bị xử lý về hành vi tảo hôn, hoặc nghiêm trọng hơn, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi giao cấu với người dưới 16 tuổi. Người quan hệ với người dưới 16 tuổi tùy mức độ, tính chất của vụ việc mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau: - Nếu có hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác thì có thể phạm tội: + Hiếp dâm người dưới 16 tuổi và bị phạt tù thấp nhất là 07 năm (Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015) + Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và bị phạt tù thấp nhất 05 năm (Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015) + Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và bị phạt tù thấp nhất là 01 năm (Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015) >>>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu mới nhất 2023 - Nếu không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác thì có thể phạm tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi với khung hình phạt thấp nhất là 06 tháng (Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015) 2. Không kết hôn với người đã có gia đình Luật Hôn nhân và Gia đình bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Do đó, những người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác, hoặc chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người đang có vợ, có chồng đều bị nghiêm cấm. Việc kết hôn với người đã có gia đình có thể bị xử phạt hành chính từ 01 – 03 triệu hoặc bị xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiệm trọng. 3. Không kết hôn với họ hàng trong pham vi ba đời Luật Hôn nhân và Gia đình cũng nghiêm cấm việc kết hôn giữa: - Những người có cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; - Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi; - Giữa cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể - Giữa cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng. >>>> Xem thêm: Bạn muốn qua làm hợp đồng ủy quyền tài sản nhưng không biết thứ 7, chủ nhật văn phòng công chứng có làm việc không? Do đó, khi chọn bạn đời, cũng cần đặc biệt lưu ý để “loại trừ” các đối tượng nêu trên. Việc kết hôn với những người trong phạm vi ba đời không chỉ trái quy định của pháp luật, mà còn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc dị tật, dị hình ở con cái. Như vậy, trên đây là một số lời khuyên về cách chọn bạn đời theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Cho dù tình cảm có sâu đậm đến thế nào cũng tuyệt đối không được vi phạm các trường hợp nêu trên, bởi có thể sẽ phải đối mặt với những hậu quả pháp lý nặng nề. >>>> Xem thêm: Công chứng quận Thanh Xuân Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com