Công chứng là một biện pháp hữu hiệu để người dân thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, phòng ngừa những tranh chấp có thể xảy ra, tạo ra sự ổn định trong các quan hệ dân sự. Tuy nhiên trên thực tế thì vẫn có nhiều trường hợp công chứng viên hoàn toàn có quyền từ chối công chứng, vậy đó là các trường hợp nào? Pháp luật quy định vấn đề này ra sao? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu thêm ngay trong bài viết dưới đây nhé! >>> Xem ngay: Luật mới các loại hợp đồng bắt buộc phải phải công chứng 1. Khái niệm công chứng Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. 2. Các trường hợp từ chối công chứng 2.1 Trường hợp công chứng thuộc các hành vi bị cấm >>>> Xem thêm: Thủ tục thực hiện dịch vụ sang tên sổ đỏ - Theo điểm b và c Điều 7 Luật Công chứng 2014 thì nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác. Ngoài ra, các hành vi gian dối còn có thể có sự tham gia của chính các công chứng viên và nếu vi phạm, tổ chức hành nghề công chứng sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng. Sau đó, công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. 2.2. Trường hợp công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn CCV có quyền từ chối công chứng trong 2 trường hợp: – TH1: có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng – TH2: Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. 2.3. Trường hợp công chứng di chúc Di chúc là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết. Việc để lại di chúc trước khi chết diễn ra nhiều và phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải di chúc nào cũng được công nhận là hợp pháp, đặc biệt là trường hợp người thừa kế lợi dụng quy định này để làm giả di chúc nhằm mục đích chiếm đoạt phần tài sản. Một bản di chúc hợp pháp là bản di chúc được lập tại thời điểm mà người để laị di chúc minh mẫn sáng suốt, việc lập di chúc và phân chia di sản theo ý chí của họ không bị lừa dối hay bị ai cưỡng ép. Nội dung di chúc không trái quy định của pháp luật và đạo đức xã hội và bảo đảm đúng vê hình thức của di chúc. Chính vì thế khi nghi ngờ một trong những nội dung này công chứng viên phải đề nghị người lập di chúc làm rõ nếu không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó bởi khi di chúc bị giả mạo không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người lập di chúc mà còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đồng thừa kế còn lại, gây áp lực lên ngành Tòa án khi phải giải quyết các tranh chấp thừa kế phát sinh. >>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung - riêng của vợ chồng 2.4. Trường hợp công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản Công chứng viên phải có trách nhiệm làm rõ tính hợp pháp của loại văn bản này, ví dụ trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. trường hợp thừa kế theo di chúc thì phải có bản sao di chúc, các giấy tờ chứng minh được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (giấy chứng nhận kết hôn, khai sinh, giấy chứng nhận mất khả năng lao động (nếu có),… 2.5. Trường hợp công chứng bản dịch Khoản 4 Điều 61 quy định công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây: - Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả. Trách nhiệm của công chứng viên là phải đảm bảo nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Muốn như thế đòi hỏi công chứng viên phải là người thông thạo ngôn ngữ nước ngoài tuy nhiên trên thực tế số lượng công chứng viên hiện nay chỉ có thể giỏi từ một đến hai ngoại ngữ đã là số ít cho nên khi không đủ tự tin về khả năng dịch thuật của mình công chứng viên hoàn toàn có quyền từ chối công chứng trong trường hợp này. >>>> Xem thêm: Thời gian làm việc của văn phòng công chứng Như vậy, trên đây là giải đáp về vấn đề: "Công chứng viên có quyền từ chối công chứng trong trường hợp nào?" Nếu như bạn đọc có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com