Tượng Tây Phương Tam Thánh

Chủ đề thuộc danh mục 'Quảng cáo - Dịch vụ' được đăng bởi hungtq8, 3/1/21.

  1. hungtq8

    hungtq8 Thành viên cấp 1

    Tượng Tây Phương Tam Thánh bằng gỗ mít của làng nghề truyền thống Sơn Đồng Hà Nội. Tượng Sơn Đồng, nhất là tượng Phật – không những vang danh cả nước mà còn vang xa đến nhiều nước trên thế giới.
    Đến đây, người ta nghe tiếng đục đẽo lách cách khắp làng. Không giống như những làng nghề chỉ toàn người già cố giữ nghề Tổ, Sơn Đồng quy tụ được những lớp trẻ kế thừa với tay nghề ngày càng tinh xảo, có em bé mới 3 tuổi đã tập tành cắc cụp. Thợ Sơn Đồng quanh năm suốt tháng miệt mài tạo nên những pho tượng, họa phẩm từng ăn sâu trong thế giới tâm linh con người. Tạc tượng Sơn Đồng đã đến “nhất nghệ tinh” nên chỉ cần nhắc đến Sơn Đồng là người ta nghĩ ngay đến nghề truyền thống tạc tượng.
    Ở chốn này có câu “ra đường gặp nghệ nhân”, ý nói nghệ nhân rất nhiều, có khi nhiều hơn người thường. Bởi vì, ở danh sách của hội làng nghề đã có tới hơn nghìn người tài giỏi, ấy là chưa tính đến bậc cao niên đã ẩn lui về với vườn tược hoặc những nghệ nhân nay đã chân yếu tay run.





    Tại sao tạc tượng phật Tượng Tây Phương Tam Thánh lại sử dụng Gỗ Mít ?
    Gỗ mít có rất nhiêu ý nghĩa đặc biệt là về mặt tâm linh, phong thủy


    Cây gỗ mít: Vào năm Minh Mạng thứ 17, khi hoàn thành việc đúc Cửa Đỉnh, thì vua cho trạm hình tượng cây gỗ mít vào cao đỉnh – đỉnh đồng kèm theo chữ BA LA MẬT, từ đó cây gỗ mít đã mang một điều gì đó vô cùng gần gũi thể hiện sự trân trọng cũng như tự hào về loại cây này.


    Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh gồm những ai?
    Tây Phương Tam Thánh gồm ba Đức Phật tượng trưng cho các đức hạnh tốt đẹp mà chúng ta luôn hướng tới. Ở vị trí trung tâm là Đức Phật A Di Đầ- là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại Thừa.Tên của Ngài nghĩa là Vô Lượng Thọ- nghĩa là thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang – ánh sáng vô lượng.


    Tháp tùng phía bên trái là Bồ Tát Quán Thế Âm- vị Phật đại diện cho sự từ bi độ lượng. Quán Thế Âm Bồ Tát tay trái cầm bình cam lộ, tay phải cầm cành dương liễu. Nước cam lộ rưới tới đâu là chan rải tình thương tới đó, làm mát mẻ, êm dịu mọi khổ đau của chúng sinh.
    Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm gậy như ý ngự bên phải Phật A Di Đà. Đây là vị Phật tượng trưng cho sự thông tuệ của nhân loại.





    Hình tượng Phật A-Di-Đà
    Đức Phật A Di Đà xưa phát 48 lời nguyện lớn, trong đó có lời nguyện sẵn sàng tiếp dẫn chúng sanh nào niệm danh hiệu của Ngài. Dù người ấy chỉ niệm mười câu danh hiệu Ngài, Ngài cũng tiếp dẫn vãng sanh về cõi Cực-lạc. Tượng đứng trên hoa sen,mắt Ngài nhìn xuống, tay trái bắt ấn cam lồ và đưa lên ngang vai, tay mặt duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi cứu vớt những chúng sanh đang đắm chìm trong bể khổ. Theo trong mật giáo giải thích: tay mặt Phật đưa lên biểu thị tứ thánh (Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật), tay trái duỗi xuống biểu thị lục phàm (Thiên, nhơn, A-tu-la, súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục). Nghĩa là Ngài sẵn sàng tiếp độ lục phàm đưa lên quả vị tứ thánh.


    Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm
    Bồ-tát Quán Thế Âm tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh, nên người ta thường xưng tán Ngài là Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ-tát. Hạnh đại từ bi của Ngài là lúc nào cũng an ủi, nhắc nhở, khuyên lơn, đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sanh. Ở đâu có tiếng than, có nỗi khổ, Ngài đều đến để cứu vớt. Bồ-tát Quán Thế Âm tay trái cầm bình cam lồ, tay phải cầm cành dương liễu. Kinh Phổ Môn có câu “Nam-mô thanh tịnh bình thùy dương liễu Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện”. “Thanh tịnh bình” là bình thanh tịnh, “thùy dương liễu” là cành dương liễu rủ xuống, “Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm” là nước cam lồ của đức Quan Âm rưới lên tâm. Ý nghĩa nguyên câu ấy là bình thanh tịnh đựng nước cam lồ, nhờ cành dương liễu rưới khắp làm cho tâm người được mát mẻ. Bình thanh tịnh là giới đức. Như Phật tử giữ năm giới, nhờ giữ giới mà trong sạch thanh tịnh. Cành dương liễu yếu mềm dẽo dai nên khó gãy, gió chiều nào nó lay theo chiều đó nhưng không gãy. Những cành cây cứng gặp gió mạnh nó dễ gãy. Như vậy cành dương liễu biểu trưng cho đức nhẫn nhục. Muốn đem lòng từ bi ban rải cho chúng sanh được an vui mà thiếu đức nhẫn nhục thì lòng từ bi khó thực hiện được.


    Hình tượng Bồ tát Đại Thế Chí
    Bồ Tát Ðại Thế Chí biểu trưng cho đức tinh tấn và ánh sáng trí tuệ. Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại vượt thoát khỏi bùn nhơ, thành tựu trí tuệ. Màu xanh của hoa sen tỏa ánh sáng xanh trên cõi trời tây phương tịnh độ, và còn là sức mạnh tinh tấn của chánh định, là trí tuệ siêu việt như trời biển tĩnh lặng rộng lớn bao la bát ngát. . Danh hiệu của Bồ Tát Đại Thế Chí nói lên hạnh nguyện đại hùng, đại lực, đại tinh tấn và ánh sáng trí tuệ vô biên chiếu khắp mọi loài chúng sanh, có thể phá trừ vô minh, điều phục tham sân si, chuyển hóa phiền não thành bồ đề.


    Cách thỉnh tượng tây phương tam thánh
    Đức tin là điều kỳ diệu cứu vớt con người khỏi những thống khổ, bi ai trong cuộc đời. Cho nên, không quá ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều người trẻ tìm về với đạo. Họ thường tìm đến với Làng nghề tạc tượng Sơn Đồng để được hiểu nhiều hơn về tượng tây phương tam thánh.


    Để thỉnh tượng về nhà, các bạn đạo hữu nên nhờ quý Thầy, Tăng ni nguyện chú cầu xin các chư Phật chấp thuận. đồng thời nguyện ước phát nguyện làm điều thiện, tu nhân theo sự chỉ lối của các Ngài.
     

Ủng hộ diễn đàn