tượng tổ tây Đạt ma tổ sư

Chủ đề thuộc danh mục 'Quảng cáo - Dịch vụ' được đăng bởi hungtq8, 1/1/21.

  1. hungtq8

    hungtq8 Thành viên cấp 1

    Tượng Tổ Tây Đạt Ma Sư Tổ Gỗ Mít của Làng nghề tạc tượng Sơn Đồng. Có rất nhiều nơi làm đồ thờ tượng Phật, thế nhưng tượng phật bằng gỗ đẹp thì chỉ có ở Sơn Đồng, bởi nơi đây có những nghệ nhân tài hoa và lịch sử lâu đời hiểu biết về từng lề nối truyền thống, cộng thêm nước sơn son thếp vàng, nước sơn mà chỉ người Sơn Đồng mới biết. Với truyền thống hình thành tới nay đã ngót 800 năm. Đồ thờ Sơn Đồng Hà Nội nổi tiếng khắp gần xa với nghề tạc tượng, làm đồ thờ bằng gỗ từ hàng trăm năm trước

    Tôn tượng Đạt Ma Sư Tổ được khắc họa với bộ râu dài xồm xoàng, khoác áo choàng, đi chân trần, tay cầm thiền trượng với nhiều hình dáng khác nhau. Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ là truyền nhân của Vị Tổ thứ 27, sau khi trở thành vị Tổ thứ 28, Đạt Ma Sư Tổ nghe theo lời Thầy xuất dương truyền pháp cũng như tìm hiểu thế sự, giác ngộ con người. Đạt Ma Sư Tổ xuống thuyền đi về hướng Nam Trung Hoa năm 520. Ngài đến Trung Hoa (Trung Quốc ngày nay) và gặp được vua Lương Vũ Đế. Vua Lương Vũ Đế là người sùng đạo Phật, nên ông cho xây nhiều chùa chiền, sau đó Đạt Ma Sư Tổ giảng giải với vua về việc tích đức để đời nhưng vua không lĩnh ngộ được.

    Đôi nét về Đạt Ma Sư tổ
    Đạt Ma Sư Tổ hay Bồ Đề Đạt Ma nguyên quán tại Nam Thiên Trúc ở Ấn Độ. Bồ đề Đạt Ma vốn tên thật là Bồ Đề Đa La – Một vị hoàng tử thứ 3 của quốc vương Hương Chí, Nam Thiên Trúc.

    Bát Nhã Đa La là vị Phật tổ thứ 27 của nhà Phật trong một lần đến nước Hương Chí thì đã gặp Bồ Đề Đa La. Người nhận thấy Đạt Ma có những suy nghĩ, phong thái rất khác biệt bèn mời Đạt Ma và hai anh cũng ngồi bàn luận về chữ ” Tâm “. Bát Nhã Đa La thấy Bồ Đề Đa La là người có ngộ tính cao, nhỏ tuổi nhưng đã nói được những điểm quan trọng của chữ Tâm, Bát Nhã Đa La khuyên Đạt Ma rằng: “Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là Ðạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Cũng kể từ đó, vị hoàng tử thứ 3 của Hướng Chí quốc lấy tên thành Đạt Ma, xuất gia làm sư và bái Bát Nhã Đa La làm thầy.

    Sau nhiều năm tu hành, với trí thông minh và ngộ tính tuyệt vời của mình, Bồ Đề Đạt Ma được Bát Nhã Đa La lựa chọn là người kế thừa của mình, trở thành vị tổ thứ 28 của Phật giáo trên đất Thiên Trúc. Chuyện kể rằng, trước khi truyền pháp cho Đạt Ma, tổ thứ 27 Bát Nhã Đa La cho gọi Đạt Ma đến và hỏi: “Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?” Bồ Đề Đạt Ma đáp: “Vô sinh vô sắc”. Bát Nhã Đa La lại hỏi tiếp: “Trong mọi thứ, cái gì vĩ đại nhất?” Bồ Đề Đạt Ma lại đáp: “Phật pháp vĩ đại nhất”, nghe xong, Bát Nhã Đa La quyết định chọn Đạt Ma làm truyền nhân thứ 28 của nhà Phật.

    Trước khi Bát Nhã Đa La qua đời đã khuyên Bồ Đề Đạt Ma nên đi khắp dưỡng gian truyền pháp, tìm hiểu thế sự và giác ngộ con người. Do vậy mà ngay sau khi thầy qua đời Đạt Ma đã xuống thuyền đi về hướng Đông Thổ.

    Hình tượng Tổ Tây Bồ Đề Đạt Ma
    Có nhiều người cho rằng hình tượng của Ngài hay gắn liền với hình ảnh Dữ tợn, Chiếc giày, quá hải v..v. Ngài được khắc họa với bộ râu dài xồm xoàng, khoác áo choàng, đi chân trần, tay cầm thiền trượng.

    Trong phong thủy những hình tượng của Ngài đều mang những ý nghĩa khác nhau

    Hình tượng Tổ Tây Đạt Ma Sư Tổ Ngồi thiền

    Đây là hình ảnh rất đặc trưng của vị tổ thứ nhất của Thiền Tông. Tương truyền, sau khi nhận thấy vua nhà Lương không tiếp nhận được đạo của mình, Đạt Ma Sư Tổ vượt sông, bỏ lên núi Tung Sơn. Tại đây, Ngài quay mặt vào vách núi, tọa thiền suốt 9 năm trời. Hình ảnh Đạt Ma Sư Tổ ngồi thiền là khát vọng là ước mơ về sự giác ngộ và tinh thần giác ngộ. Đó cũng là ý chí cực kỳ mạnh mẽ của Đạt Ma Sư Tổ. Quyết tâm gìn đạo, giữ đạo để tìm được người tiếp nối chân chính.

    Hình tượng Tổ Tây Đạt Ma Sư Tổ đứng dưới gốc tùng

    Cây Tùng tượng trưng cho sự từng trải, vững chãi và kiên định. Đạt Ma Sư Tổ đứng dưới gốc tùng nhắc người ta về ý nghĩa của sự tĩnh tâm, tự tại. Giữa dòng đời xô bồ. Tiền tài, danh lợi, dục lạc luôn níu kéo con người ta. Nếu không giữ cho mình được Tâm sáng, người ta rất dễ bị lôi kéo quyến rũ mà mất đi bản thể của mình. Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ dưới gốc tùng như lời nhắc nhở khéo léo dành cho mỗi người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần phải vững tâm. Giữ cho tâm sáng thì mọi hành vi mới được chuẩn mực. Hạnh phúc cũng từ đó mà thành.

    Hình tượng Tổ Tây Đạt Ma Sư Tổ Khất Thực

    Đây được xem như là một truyền thống của Phật giáo để giúp các vị tu hành giác ngộ chân lý và tu thành chính quả. Hình ảnh Đạt Ma Sư Tổ khất thực là biểu trưng của sự nhẫn nại, giác ngộ và kiên định với mọi cám giỗ trong cuộc sống. Muốn nhắc nhở con người phải sống tu tâm, dưỡng tính, không vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi giá trị của bản thân mình.

    Về tên gọi Tổ Tây Đạt Ma
    Tổ Bồ Đề Đạt Ma được Thiền tông Trung Quốc công nhận là Sơ tổ của Thiền tông Đông độ. Nhưng lúc vừa tới Trung Quốc không phải ngài liền tạo được sự ảnh hưởng rộng lớn trong Phật giáo, mà sức ảnh hưởng của Ngài giống như một hạt giống gieo xuống, mỗi ngày một sinh sôi nảy nở và cuối cùng là trùm khắp tất cả. Chúng ta không thể dùng nhãn quan của các thiền giả đời sau để nghĩ về ngài và xem thường ngài. Ý nghĩa chân chánh mà thiền Đạt Ma đại biểu có sức ảnh hưởng rộng lớn đối với Phật giáo Trung Quốc, nên muốn nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc thì vấn đề lớn nhất là phải hiểu rõ Thiền tông Trung Quốc.

    Tùy theo sự phát triển của Thiền pháp mà các truyền thuyết về Tổ Bồ Đề Đạt Ma trong truyện ký trước sau không hoàn toàn giống nhau. Đây là một hiện tượng rất bình thường trong các tôn giáo. Liên quan đến những truyện ký thuở thiếu thời của tổ Bồ Đề Đạt Ma có “Lạc Dương Già lam ký”, gọi tắt là “Già lam ký” (Đại Chánh, 51, 1000 giữa) của Dương Huyễn Chi (547); “Lược biện Đại thừa nhập đạo tứ hạnh cập tự” (Đại Chánh, 85, 1284 cuối-1285 giữa) của ngài Đàm Lâm (khoảng 585); Bồ Đề Đạt Ma truyện, quyển 16 trong “Tục Cao tăng truyện” (Đại Chánh, 50, 551 giữa và cuối) của ngài Đạo Tuyên. Đạt Ma truyện trong “Tục Cao tăng truyện” chủ yếu căn cứ vào hai quyển được nêu ở trên, chỉ bớt hoặc thêm một vài chi tiết khác mà thôi.

    Bồ Đề Đạt Ma còn gọi tắt là Đạt Ma. Trong truyền thuyết của các Thiền giả đời sau, Ngài còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Trong “Bồ Đề Đạt Ma Nam tông định thị phi luận” của ngài Thần Hội, tác giả cũng gọi tên ông là Bồ Đề Đạt Ma. Ngài Thần Hội dẫn “Thiền tự kinh” để chứng minh tính truyền thừa của Bồ Đề Đạt Ma như trong “Thần Hội Hòa thượng di tập”. Theo đó, Ngài Thần Hội cho rằng Đạt Ma Đa La là Bồ Đề Đạt Ma. Vì vậy mà trong truyền thuyết có khi người ta gọi Ngài là Bồ Đề Đạt Ma, cũng có khi gọi là Đạt Ma Đa La. Trong “Lịch đại Pháp bảo ký” (774), tác giả đã tổng hợp hai tên này lại và gọi chung là Bồ Đề Đạt Ma Đa La. Đây là sự kết hợp nhầm lẫn trong các truyền thuyết, hoàn toàn không phải ngài Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc truyền Thiền tông. Trong truyền thuyết cho rằng hai người – Bồ Đề Đạt Ma và Đạt Ma Đa La là một. Thậm chí tên của các ngài cũng bị viết khác đi như: Đạt Ma Đa La (達摩多羅) thành (達磨多羅), Bồ Đề Đạt Ma (菩提達摩) thành (菩提達磨).

    Từ trước tới nay (thời đại của tác giả),Chữ Dharma thường được dịch là Đạt Ma (達摩) hoặc Đàm Ma (曇摩). Chữ dharma được viết thành đạt ma (達磨) bắt đầu từ Tống Nguyên Gia (khoảng trước sau năm 430), dịch ra từ “Tạp A tỳ đàm tâm luận”. “Tạp A tỳ đàm tâm luận” là tác phẩm của ngài Đạt Ma (Đàm Ma) Đa La – tức Luận sư Pháp Cứu. Luận sư Đàm Ma Đa La và Thiền sư Đạt Ma Đa La cũng bị ngộ nhận là một người.

    Trong “Sa bà đa bộ ký mục lục tự”, quyển 12 trong “Xuất Tam tạng ký tập” của Lương Tăng Hựu ghi: những tác phẩm còn lưu truyền lại trong chùa Tế Công ở Trường An (phương Bắc) vẫn viết là Đàm Ma Đa La (曇摩多羅) Thiền sư, nhưng trong số 53 người có mặt trong “Cựu ký” của Tăng Hựu (phương Nam), tên Ngài được viết là Đạt Ma Đa La (達磨多羅) (Đại Chánh, 55, 89 trên-90 trên). Ngài Thần Hội (ở phương Bắc) cũng viết là Đạt Ma Đa La (達摩多羅) và Bồ Đề Đạt Ma (菩提達摩), nhưng những hệ khác sau ngài Thần Hội, và “Tào Khê biệt truyện” có liên quan đến phương Đông đều viết là Đạt Ma Đa La (達磨多羅). Những tác phẩm của hàng đệ tử (Mã Đại sư) ở Hồng Châu cùng với “Song phong sơn Tào hầu khê Bảo lâm truyện” có liên quan đến Giang Đông đều viết là Bồ Đề Đạt Ma (菩提達磨). Từ đây, Bồ Đề Đạt Ma (菩提達摩) được viết thành Bồ Đề Đạt Ma (菩提達磨) và trở thành định luận của thiền môn đời sau. Đạt Ma (達摩) đổi lại viết thành Đạt Ma (達磨), có thể nói đây là cách dùng Tân dịch để cải chính cho Cựu dịch, nhưng từ chỗ biến đổi trong cách viết này đã biểu thị được sự hưng thịnh của Thiền tông phương Nam. Thiền phương Nam đã phát triển hơn phương Bắc, và những ghi nhận trong truyền thuyết của phương Nam đã trở thành định luận trong Thiền môn.
     

Ủng hộ diễn đàn