tượng văn thù bằng gỗ

Chủ đề thuộc danh mục 'Quảng cáo - Dịch vụ' được đăng bởi hungtq8, 29/12/20.

  1. hungtq8

    hungtq8 Thành viên cấp 1

    Tượng Văn thù Sư Lợi Bồ tát bằng gỗ mịt của xưởng sản xuất đồ thờ Trần Hùng là một xưởng sản xuất nằm trong làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã có từ rất lâu thuộc xã Sơn Đồng – huyện Hoài Đức – Hà Nội . Tiếp nối truyền thống cha ông , lưu truyền và phát huy nét tinh hoa của làng nghề


    Có rất nhiều nơi làm đồ thờ tượng Phật, thế nhưng tượng phật bằng gỗ đẹp thì chỉ có ở Sơn Đồng, bởi nơi đây có những nghệ nhân tài hoa và lịch sử lâu đời hiểu biết về từng lề nối truyền thống, cộng thêm nước sơn son thếp vàng, nước sơn mà chỉ người Sơn Đồng mới biết.


    Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Sư Lợi Bồ tát là hai vị thường được nhắc đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng thì Phổ Hiền là Đại Hạnh và Văn Thù là Đại Trí.


    Theo Phật Giáo, mỗi vị Phật thường có hai vị Bồ tát làm thị giả. Nếu như Ðức Phật A Di Ðà có ngài Quán Thế Âm Bồ Tát và ngài Ðại Thế Chí Bồ Tát làm thị giả thì hai vị thị giả của Ðức Phật Thích Ca chính là Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát. Người đời thường xưng là Hoa Nghiêm Tam Thánh.


    Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tượng trưng cho là ai?
    Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Biểu tượng đặc thù của Ngài là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa.





    Hình tướng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
    Văn Thù Bồ tát thường ngồi trên lưng sư tử xanh. Ở đây, hình ảnh sư tử xanh là biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Vì sư tử vốn là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lực hơn tất cả các loài thú khác. Cho nên, lấy hình ảnh sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí tuệ. Đó cũng là trí của Phật. Bồ tát Văn Thù nhờ trí này nên đã chuyển hóa những vô minh, phiền não, những ý niệm chấp ngã, pháp trở về vô lậu và chứng chân thật tính.


    Nói về Phật giáo Á châu thì Ngũ Đài sơn bên Trung Quốc được xem như là nơi trụ tích của Văn Thù Bồ tát. Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: “Ngài Văn Thù trụ lại ở núi Thanh Lương phía Đông Bắc và hiện đang thuyết pháp cho chư Bồ tát nghe”. Mà núi Thanh Lương sau này được ám chỉ là núi Ngũ Đài.
     

Ủng hộ diễn đàn